Cách xử lý, làm sạch mặt bàn đá bếp khi bị ố vàng

Làm sạch mặt bàn đá bếp là một trong những việc quan trọng để duy trì vệ sinh sạch sẽ và an toàn trong không gian bếp, tránh gây ẩm mốc, vi khuẩn và ố vàng. Tuy nhiên, do thường xuyên tiếp xúc với thức ăn, dầu mỡ và các chất khác nên mặt bàn đá bếp dễ bị ố vàng, bám bẩn và mất đi vẻ đẹp vốn có. Dưới đây chúng tôi gợi ý cho các bạn tham khảo về cách xử lý, làm sạch mặt bàn đá bếp bằng đá Neolith.

1. Những nguyên nhân cơ bản mà gia chủ thường mắc phải làm mặt bàn đá bếp dễ bị ố vàng:

– Do chất lượng đá:

+ Đá nhân tạo trên thị trường có rất nhiều loại và chất lượng đá khác nhau. Các loại đá giá rẻ thường sử dụng nguyên liệu và kỹ thuật sản xuất kém, dẫn đến khả năng chống thấm và chống ố vàng thấp.

+ Nên lựa chọn loại đá nhân tạo có nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng. Đá nhân tạo Neolith được sản xuất từ công nghệ nung kết, bởi TheSize – nhà sáng lập có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đá tự nhiên tại Tây Ban Nha. Chính vì thế, chúng tôi tự tin khẳng định đá có chất lượng cao và uy tín, đáp ứng các tiêu chuẩn  quốc tế về An toàn sức khỏe và thân thiện với môi trường như NSF, ISO 9001, ISO 14001, Greenguard Volatiles, Committedto Sustainability,…

– Vệ sinh không đúng cách:

+ Nhiều gia chủ thường sử dụng chất tẩy rửa mạnh hoặc dụng cụ vệ sinh không phù hợp, điều này có thể làm trầy xước bề mặt đá, tạo điều kiện cho các chất bẩn bám dính và thấm sâu vào bên trong, dẫn đến ố vàng.

+ Nên sử dụng khăn mềm và dung dịch tẩy rửa chuyên dụng dành cho đá nhân tạo để vệ sinh.

– Không sử dụng chất chống thấm:

+ Đối với các loại đá nhân tạo thông thường, nếu không sử dụng chất chống thấm sẽ làm đá bị thấm các chất lỏng như nước, dầu mỡ, thức ăn. Điều này sẽ làm gia chủ tốn thêm một khoản chi phí để làm thêm phần chống thấm.

+ Còn với đá nung kết Neolith không chứa nhựa, 0% độ rỗng nên cam kết có khả năng chống thấm với bất kì chất lỏng nào. Gia chủ có thể yên tâm nếu lỡ đổ dầu mỡ hay bắn thức ăn ra ngoài, chỉ cần tấm khăn mềm và nước rửa chén là có thể làm sạch đá như mới.

mặt bàn đá bếp

– Không lau khô mặt bàn sau khi sử dụng:

+ Khi nước hoặc các chất lỏng khác đọng lại trên mặt bàn trong thời gian dài mà không được lau ngay có thể khiến đá bị ố vàng.

+ Nên lau khô mặt bàn sau khi sử dụng để tránh tình trạng này xảy ra.

– Cắt, thái thức ăn trực tiếp trên bề mặt đá:

+ Rất nhiều gia chủ thường dùng trực tiếp việc thái cắt thức ăn trên bề mặt đá bởi suy nghĩ đá có độ cứng, bền, an toàn vệ sinh, có thể trực tiếp sử dụng được luôn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng chất lượng của loại đá nhân tạo khác nhau, việc cắt, thái thức ăn trực tiếp trên bề mặt đá có thể làm trầy xước bề mặt, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển, gây ố vàng.

+ Đối với đá nung kết Neolith, bề mặt đá có độ cứng cao, được làm từ vật liệu tự nhiên, không sinh ra chất độc hại trong quá trình sử dụng. Vì thế, bạn đặt đồ ăn trực tiếp trên mặt bàn mà không lo về vấn đề sức khỏe.

mặt bàn đá bếp
Có thể thái trực tiếp thức ăn trên bề mặt đá Neolith mà không lo trầy xước hay có chất độc hại

2. Cách xử lý, làm sạch mặt bàn đá bếp khi bị ố vàng:

* Đối với các vết ố vàng nhẹ:

mặt bàn đá bếp
Đối với các vết bẩn mới như cà phê, rượu vang, dầu mỡ

– Sử dụng nước ấm và xà phòng:

+ Đầu tiên lau qua vết bẩn bằng khăn mềm, sau đó chuẩn bị xà phòng có độ Ph trung tính và nước ấm, pha loãng theo tỉ lệ 1:1.

+ Nhúng khăn mềm vào dung dịch và lau lên vết ố vàng.

+ Cuối cùng rửa sạch lại bằng nước.

– Sử dụng Baking soda:

Baking soda là một trong những sản phẩm làm sạch các vết ố vàng chuyên dụng, được rất nhiều người sử dụng vì công dụng hữu ích tuyệt vời của nó mang lại. Đầu tiên trộn Baking soda với nước, ở dạng hỗn hợp sệt. Sau đó bôi hỗn hợp trực tiếp lên vết ố vàng, để trong khoảng 15-20 phút. Cuối cùng lau sạch với nước bằng khăn mềm, bạn sẽ thấy công dụng khá bất ngờ mà sản phẩm này đem lại.

– Sử dụng chanh và giấm:

Chanh và giấm là nguyên liệu dễ kiếm và thường có sẵn trong các gia đình. Trong quả chanh có chứa axit citric nên có khả năng làm trắng sáng các vết ố vàng nhẹ thông thường. Đầu tiên cho nửa quả chanh cùng với 1 thìa giấm vào 200ml nước sạch rồi đun sôi. Sau khi hỗn hợp nguội, cho thêm 1 nắp bột giặt và khuấy đều cho hỗn hợp hòa tan. Cho dung dịch vào bình xịt rồi xịt lên các vết ố vàng, lấy khăn mềm hoặc bọt biển cọ lau sạch đến khi các vết ố được loại bỏ hoàn toàn. Cuối cùng dùng nước sạch để rửa trôi toàn bộ chất bẩn và bọt xà phòng còn đọng lại trên bề mặt đá. Tuy nhiên, phương pháp này cần lưu ý đến chất lượng loại đá, nếu đá nhân tạo mà chống không dùng phương pháp làm sạch có chứa axit thì không nên dùng cách này.

* Đối với các vết bẩn cứng đầu:

– Sử dụng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng cho đá:

Đây là cách tối ưu nhất để làm sạch đá an toàn và hiệu quả nhất. Các loại chất tẩy rửa chuyên dụng cho đá sẽ có từng thành phần và chất tẩy khác nhau, phù hợp cho từng loại đá. Gia chủ có thể tham khảo các dòng sản phẩm và làm theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì.

3. Cách bảo quản, vệ sinh đá Sintered Stone Neolith đúng cách:

Để giữ cho mặt bàn bếp bằng đá Neolith luôn được sáng bóng, bền bỉ, sạch đẹp so với thời gian cần lưu ý những điều sau:

– Vệ sinh hàng ngày: Vệ sinh bàn bếp hàng ngày giúp cho bề mặt luôn đẹp như mới, không bị hoen ố.

mặt bàn đá bếp
Nên vệ sinh sạch sẽ hằng ngày tránh để tích tụ vết bẩn

– Tránh sử dụng chất tẩy rửa mạnh: Tránh sử dụng các chất chứa axit mạnh hoặc các chất hóa học khác, điều này có thể ảnh hưởng đến bề mặt của đá.

mặt bàn đá bếp
Nên lựa chọn những chất tẩy rửa chuyên dụng, tránh làm hoen mòn, ảnh hưởng đến đá nung kết Neolith

– Sử dụng đúng cách: Tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để đảm bảo bạn đang sử dụng đúng cách và duy trì bề mặt đá Neolith luôn được đẹp, mới như ban đầu.

Công trình khác

M.S Apartment

Tổng hòa bởi sự tỉ mỉ trong việc chọn vật liệu, cách bài trí không gian và bố trí ánh sáng của đơn vị thiết

Read More »

Villa Quy Nhơn

Lấy cảm hứng từ bề mặt sắt rỉ cá tính cùng độ bền vượt thời gian, đá Neolith Iron Moss được sử dụng làm bàn

Read More »

1st Apartment

Thông tin: Thông tin dự án: 1st Apartment Địa chỉ: phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Tên loại đá: Nero Marquina,

Read More »